Phí thẩm định cấp giấy phép môi trường từ 45 triệu đồng

1. Giấy phép môi trường là gì?

Phí thẩm định cấp GPMT 45triệu/GP
Thủ tục cấp giấy phép môi trường

 

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu khái niệm về Giấy phép môi trường như sau: “Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”. 

Theo đó Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường. Giấy phép môi trường được cấp sau sẽ tích hợp nội dung được cấp phép của giấy phép môi trường giai đoạn trước.

Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:

  • Nguồn phát sinh nước thải, khí thải, CTR và CTNH;
  • Lưu lượng xả nước thải tối đa, lưu lượng xả khí thải tối đa;
  • Các nguồn thải;
  • Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng thải;
  • Vị trí, phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận chất thải.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?

Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:

– Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

– Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:

– Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020;

– Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020  nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;

– Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng còn lại không thuộc thẩm quyền của 3 cơ quan trên.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 02/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện. Theo đó, phí thẩm định cấp giấy phép môi trường từ 45 triệu đồng/giấy phép.

Phí thẩm định cấp GPMTThông tư nêu rõ, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường là người nộp phí theo quy định.

3. Cụ thể, phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường như sau:

+ Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm 1 (trừ một số dự án) có mức phí là 50 triệu đồng/giấy phép;

+ Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II hoặc các dự án hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biên chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh có mức phí là 45 triệu đồng/giấy phép.

+ Phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường là 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở.

Mức phí nêu trên tính theo lần thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.

Mức phí không bao gồm chi phí đi lại của đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở và chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định.

Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian 10 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc các cơ quan nhà nước thuộc 3 Bộ được giao thực hiện thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định pháp luật là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư.

Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định.

Để được tư vấn chính xác mức phí thẩm định phải nộp theo từng loại hình doanh nghiệp của khách hàng,

4. Mức phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với các dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

– Từ 4 thiết bị xử lý chất thải nguy hại: 60 triệu đồng/giấy phép/dự án; 40 triệu đồng/giấy phép/cơ sở.

– Từ 5 đến 10 thiết bị xử lý chất thải nguy hại: 65 triệu đồng/giấy phép/dự án; 50 triệu đồng/giấy phép/cơ sở.

– Từ 11 thiết bị xử lý chất thải nguy hại trở lên: 70 triệu đồng/giấy phép/dự án; 60 triệu đồng/giấy phép/cơ sở.

(Trước đây, mức phí thẩm định cấp mới giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 17 triệu đồng đến 68 triệu 800 ngàn đồng; mức phí cấp lại là từ 8 triệu 300 ngàn đồng đến 41 triệu 100 ngàn đồng)

5. Mức phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với các cơ sở, dự án nhập khẩu phế liệu:

– Phế liệu khác: 55 triệu đồng/giấy phép/dự án; 35 triệu đồng/ giấy phép/cơ sở.

– Phế liệu nhựa: 60 triệu đồng/ giấy phép;  40 triệu đồng/ giấy phép/cơ sở.

– Phế liệu giấy: 65 triệu đồng/giấy phép; 45 triệu đồng/giấy phép/ cơ sở.

– Phế liệu sắt thép: 75 triệu đồng/ giấy phép; 50 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.

(Trước đây, mức phí thẩm định cấp mới giấy phép môi trường đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu là từ 48 triệu đồng đến 72 triệu đồng; mức phí thẩm định cấp lại giấy phép môi trường là từ 26 triệu 400 ngàn đồng đến 39 triệu 600 ngàn đồng)

6. Thủ tục cấp giấy phép môi trường như thế nào?

Tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép môi trường

Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan cấp giấy phép môi trường và thực hiện việc nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm các giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

– Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Thuyết minh thiết kế kỹ thuật của dự án.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 hoặc quý khách hàng có thể tham khảo về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường trong bài viết XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (chongthamdanosa.com)

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;

Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

Tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

+ Tổ chức họp thẩm định tại cơ sở hoặc tại cơ quan thường trực của cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.

Bước 4: Cấp giấy phép môi trường

Theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

– Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

– Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

7. Đơn vị tư vấn lập hồ sơ xin cấp phép môi trường

Để lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ có tâm có tầm luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư để tránh cảnh tiền mất mà công việc không như mong muốn, Công ty TNHH xây dựng và Phát triển Tài Nguyên và Môi trường Thành Công đã cố gắng đưa ra dịch vụ uy tín nhất với giá cả cạnh tranh để nhà đầu tư yên tâm cho tình hình pháp lý về môi trường của doanh nghiệp được đáp ứng các quy định của pháp luật. Để được tư vấn cụ thể về trường hợp của doanh nghiệp mình các quý nhà đầu tư liên hệ với chúng tôi.

Đơn vị tư vấn lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.

Công ty TNHH xây dựng và Phát triển tài nguyên Môi trường Thành Công

Địa chỉ: SN 62, Trần Phú, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội

Hotline: 0946 966 029 

Website: chongthamdanosa.com

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo