Mục đích quan trắc môi trường lao động?
Theo thông tư 19/2016/TT-BYT và Nghị định 44/2016/NĐ-CP các doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện đo kiểm quan trắc môi trường lao động đình kỳ nhằm mục đích phát hiện các yếu tố độc hại. Từ đó thực hiện các giải pháp ngăn chặn độc hại, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.
Kiểm soát và khắc phục những yếu tố độc hại phát sinh tại môi trường làm việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Đồng thời trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết để bảo vệ người lao động trước những yếu tố nguy hại ở nơi làm việc.
Các yếu tố cần thực hiện đo kiểm trong môi trường lao động?
Theo quy định trong phụ lục 1 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Các yếu tố cần thực hiện quan trắc môi trường lao động được phân nhóm như sau:
- Yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt trong môi trường làm việc.
- Yếu tố vật lý: ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, bức xạ điện từ, điện từ trường, tia X, phóng xạ,…
- Yếu tố bụi: bụi toàn phần, bụi hô hấp,..trong môi trường lao động.
- Yêu tố hóa học: hơi khí độc, hóa chất.
- Yếu tố vi sinh
- Yếu tố tâm sinh lý và Ergonomics
- Yếu tố tổ chức bố trí lao động.
Quy trình quan trắc môi trường lao động:
Các bước thực hiện:
– Bước 1: Tiếp nhận và thu thập thông tin yêu cầu quan trắc đo kiểm môi trường làm việc của doanh nghiệp.
– Bước 2: Khảo sát trực tiếp và báo giá.
– Bước 3: Ký kết hợp đồng và sắp xếp thời gian triển khai quan trắc
– Bước 4: Thực hiện quan trắc môi trường lao động đúng thời điểm đã thỏa thuận
– Bước 5: Phân tích và đánh giá kết quả đo kiểm môi trường làm việc.
– Bước 6: Hoàn thành, gửi kết quả và báo cáo về cho doanh nghiệp.
– Bước 7: Nộp báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Căn cứ pháp luật
1. Theo nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành những điều của luật an toàn, vệ sinh lao động;
2. Theo nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của vệ sinh lao động, an toàn về hoạt động kiểm định huyến luyện an toàn, kỹ thuật an toàn lao động, quan trắc môi trường lao động và vệ sinh lao động;
3. Luật vệ sinh lao động, an toàn lao động năm 2015;
4. Thông tư 21/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết những vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn;
Những đơn vị nào bắt buộc phải quan trắc môi trường lao động?
Theo quy định của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động. Tất cả các cơ quan tổ chức, công ty, nhà máy cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học, các ngành lắp ráp linh kiện điện tử, lắp ráp ô tô xe máy, công nghệ dệt nhuộm, hóa phẩm, ngành chế biến thực phẩm, tái chế kim loại,… có sử dụng lao động đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Nếu không quan trắc môi trường lao động định kỳ bị xử phạt ra sao?
Không quan trắc môi trường lao động đồng nghĩa với doanh nghiệp không ý thức bảo vệ sức khỏe người lao động. Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 28/2020/NĐ-CP mới được ban hành: phạt tiền 20 đến 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp (người sử dụng lao động) không thực hiện đo kiểm môi trường làm việc định kỳ.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến Quý Doanh nghiệp và hy vọng hỗ trợ được quý doanh nghiệp thực hiện quan trắc đo kiểm môi trường làm việc.
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG CHUYÊN NGHIỆP
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG THÀNH CÔNG
Địa chỉ: SN 62 Tây Trà, Trần Phú, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội
Hotline: Ms Phương- 0946.966.029
Website: chongthamdanosa.com
Facebook: thanhcongcoltđ