Tại sao phải lập báo cáo giám sát môi trường?
– Nhằm để theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
– Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác).
– Đo đạc, lấy mẫu định kì phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất).
– Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn và các tác động khác.
Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường
– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2014).
– Các Cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các Bệnh viện, Phòng khám, Trường học, các Nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị.
Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường
– Giám sát môi trường xung quanh: tối thiểu 6 tháng/lần
– Giám sát chất thải: tối thiểu 03 tháng/lần
Tùy theo mỗi nơi quy định mà thời gian và tần suất nộp báo cáo giám sát môi trường khác nhau, có thể 2lần/ năm hoặc 1 lần/ năm.
Thời điểm thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường
Bắt đầu tiến hành xây dựng hoặc đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã có giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh.
Quy trình Lập báo cáo giám sát môi trường
– Thu thập tài liệu liên quan, đánh giá hiện trạng và xác nhận nguồn gây ô nhiễm
– Chuẩn bị và tiến hành việc lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm
– Chờ kết quả phân tích và ghi nhận vào báo cáo
– Hoàn thành viết báo cáo giám sát môi trường
– Gửi báo cáo giám sát môi trường cho chủ đầu tư xem và ký
– Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền và gửi lại chủ đầu tư.
Hồ sơ
– Hiện trạng hoạt động của công ty
– Tính chất và quy mô của công ty
– Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đã có của công ty hoặc báo cáo giám sát môi trường kỳ trước đó.
– Các văn bản liên quan (hợp đồng chất thải sinh hoạt, hóa đơn điện, nước, chất thải nguy hại…)