Đối tượng nào cần phải đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại?
- Cơ sở có thời gian hoạt động trên 01 năm (các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tạm thời có thời gian hoạt động dưới 01 năm không cần thực hiện đăng ký chủ nguồn thải CTNH);
- Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm).
Căn cứ Pháp luật
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại.
Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT;
- 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương.
Cơ quan cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
ở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương.
Thời gian cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
15 ngày làm việc.
Trường hợp nào cần phải cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ thực hiện một lần (không gia hạn, điều chỉnh) khi bắt đầu có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Sổ đăng ký chỉ cấp lại trong trường hợp sau đây:
- Thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
- Thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở.
Sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, thông tin về chất thải được cập nhật bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.