Tại sao phải lập Đề án thăm dò khai thác nước ngầm

Doanh nghiệp nên chú ý đến giấy phép này bởi vì nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng theo các văn bản luật mà nhà nước đã đưa ra nhằm siết chặt vấn đề khai thác nước ngầm quá mức ảnh hưởng đến địa tầng.

Những công ty xí nghiệp nếu đã hết hạn giấy phép này cần phải xin giấy phép khai thác nước ngầm bổ sung vào ngay tránh trường hợp bị các cơ quan chức năng kiểm tra bất ngờ thì bị phạt không nhỏ

Đối tượng phải làm giấy phép khai thác nước ngầm.

Tất cả các doanh nghiệp,  cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm đều phải đăng ký xin giấy phép khai thác nước ngầm.

Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm hoặc có công trình khai thác nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.

Định kì 6 tháng/ lần các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng, có công trình sử dụng nước ngầm  phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm.

Luật và những quy định về giấy phép khai thác nước ngầm

  • Luật Tài nguyên nước năm 2012
  • Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
  • Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
  • Nghị định  142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định việc  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
  • Thời hạn của  không quá mười lăm (15) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
  • Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nước ngầm mà xảy ra các trường hợp sau thì phải thực hiện thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
  • Nguồn nước không đảm bảo việc cung cấp nước bình thường.
  • Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước.
  • Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế khai thác, sử dụng nước.
  • Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất.
  • Một điểm cần chú trọng đó chính là phải làm thủ tục gia hạn tại thời điểm hơn 3 tháng trước ngày hết hạn trong giấy phép.
  • Trong trường hợp nếu không sử dụng giấy phép cần thực hiện thủ tục trả lại giấy phép có kèm theo văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép. Tổ chức, cá nhân đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau hai (2) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức được cấp  cần phải chấp hành các điều lệ đã đặt ra nếu không sẽ bị xử phạt theo nghị định 142/2013/NĐ-CP.

Một số hồ sơ cần thiết để xin giấy phép khai thác nước ngầm

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 05/NDĐ).
  • Đề án khai thác nước dưới đất (Mẫu số 06/NDĐ).
  • Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ toạ độ VN 2000.
  • Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200/m3ngày đêm trở lên (Mẫu số 07/NDĐ), báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (Mẫu số 09/NDĐ), báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (Mẫu số 10/NDĐ).
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép.
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại nơi đặt giếng khai thác.
  • Trường hợp đất tại nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
  • Mẫu hồ sơ đề nghị cấp xin giấy phép khai thác nước ngầm ban hành theo quy định tại Mục II Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Tài nguyên và Môi trường.
  • Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

Quy trình thực hiện hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm

  • Xác định địa điểm, công suất khu vực cần khai thác.
  • Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn
  • Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường tại khu vực khai thác
  • Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.
  • Thu mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.
  • Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.
  • Tính toán dự báo mức nước hạ thấp.
  • Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
  • Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
  • Hoàn tất hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm.
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý môi trường tùy thuộc vào công suất khai thác nước ngầm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bạn có câu hỏi xin hãy Gọi ngay

0946.264.288

Catalog của chúng tôi

Download hồ sơ năng lực của chúng tôi để chúng ta có cơ hội hợp tác.

Gọi ngay

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo