Bảo vệ môi trường nước mặt
Nước mặt (hay còn gọi là môi trường nước mặt) là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn nước bề mặt như sông, hồ, ao, suối, vùng đồng cỏ ngập nước và các vùng biển. Đây là các hệ thống nước tự nhiên có ý nghĩa quan trọng cho sinh thái và sự tồn tại của nhiều loài sinh vật.
Bảo vệ môi trường nước mặt đề cập đến các hoạt động và biện pháp nhằm bảo vệ và duy trì sự sạch, an toàn, và bền vững của các nguồn nước bề mặt này. Bảo vệ môi trường nước mặt là một vấn đề quan trọng vì nước mặt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước uống, nước tưới, duy trì đời sống đa dạng sinh học và hỗ trợ các hoạt động kinh tế.
1.Nội dung hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm:
a) Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;
b) Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt;
c) Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt;
d) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm;
đ) Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt
Theo Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết như sau:
1. Việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt sông, hồ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT) và Điều 82 Thông tư này.
2. Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt là khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT.
3. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Theo khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm:
a) Đánh giá , dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy;
b) Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;
c) Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt;
d) Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt xuyên biên giới;
e) Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;
g) Tổ chức thực hiện.
Theo Điều 4 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết sau:
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh thủy:
b) Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt:
a) Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm diểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm điện trong thời kỳ của kế hoạch.
3. Về đán giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải:
a) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
b) Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có);
c) Xác định hạn ngánh xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân vùng xả thải.
4. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở các nội dung sau:
a) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp:
b) Kết quả thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này.
5. Về các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch:
a) Mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiền về phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường; mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ liên tỉnh;
b) Mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước, cụ thể: tổng tải lượng ô nhiễm cần tải; phân bố tải lượng cần giảm theo nhóm nguồn ô nhiễm và lộ trình thực hiện.
6. Về biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản ý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới:
a) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải;
b) Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình quy định tải điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
d) Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước mặt;
đ) Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
e) Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sử thông tin về chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới;
g) Các biện pháp, giải pháp khác.
7. Về giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt:
a) Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt;
b) Các giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đổng;
d) Các giải pháp công trình, phi công trình khác.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Phân công trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các dự án, nhiệm vụ ưu tiền để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
4. Kết luận Bảo vệ môi trường nước mặt
Bảo vệ môi trường nước mặt là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống nước bề mặt. Đây là một trách nhiệm chung của cả cá nhân và cộng đồng.Bằng cách bảo vệ môi trường nước mặt, chúng ta có thể đạt được các lợi ích:
a) Đảm bảo nguồn nước sạch: Bảo vệ môi trường nước mặt đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho sử dụng trong đời sống hàng ngày, từ việc uống, nấu nước, đến tưới cây và làm vệ sinh. Điều này đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cả con người và động vật.
b) Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học: Môi trường nước mặt là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, bao gồm cá, động vật lưỡng cư, chim, và các loại thực vật nước. Bảo vệ môi trường nước mặt giúp duy trì và bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ các loài quý hiếm và đa dạng sinh học.
c) Hỗ trợ kinh tế và phát triển bền vững: Nước mặt là một nguồn tài nguyên quan trọng cho các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, và năng lượng. Bảo vệ môi trường nước mặt giúp đảm bảo sự cung cấp nước ổn định và bền vững cho các ngành này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững.
d) Giảm thiểu thiên tai và tác động khí hậu: Môi trường nước mặt có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hạn hán, lũ lụt, và thay đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường nước mặt giúp giảm thiểu thiệt hại từ các sự kiện thiên tai và ổn định khí hậu toàn cầu.
Đơn vị tư vấn Bảo vệ môi trường nước mặt
Công Ty TNHH Xây Dựng và Phát Triển Tài Nguyên Môi Trường Thành Công
Địa chỉ: SN 62 Tây Trà, Trần Phú, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội
Hotline: 0946 966 029
Website: chongthamdanosa.com