Bảo vệ môi trường không khí
Môi trường không khí đang trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với tương lai của hành tinh chúng ta. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của ô nhiễm không khí, gây hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
Không khí là một nguồn tài nguyên quý giá mà chúng ta hít thở hàng ngày. Tuy nhiên, với sự phát triển công nghệ, sự tăng trưởng dân số và hoạt động kinh tế, chúng ta đã tạo ra những khói bụi, khí thải từ nhà máy, phương tiện giao thông và nhiều nguồn khác, gây ra sự ô nhiễm không khí đáng kể. Hiện nay, hầu hết các đô thị lớn trên thế giới đều đối mặt với vấn đề này, và chúng ta không thể chờ đợi thêm nữa để xử lý tình trạng khẩn cấp này.
Ô nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây ra những thay đổi tiêu cực trong môi trường sống tự nhiên. Nó làm tăng nguy cơ các bệnh hô hấp, bệnh tim mạch và ung thư phổi. Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các loài sống và đe dọa hệ sinh thái.
Để bảo vệ môi trường không khí và tạo ra một tương lai bền vững, chúng ta cần có những biện pháp quyết định và hành động ngay lập tức. Chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và mỗi cá nhân đều có trách nhiệm tham gia vào cuộc chiến chống ô nhiễm không khí.
1.Quy định về bảo vệ môi trường không khí
- Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
Tình trạng ô nhiễm mô trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
2.1 Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
- Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
2.2 Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
- Căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm:
a) Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;
b) Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;
c) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý môi trường không khí;
d) Chương trình, dự án ưu tiên đề thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí hên vùng, liên tỉnh;
đ) Tổ chức thực hiện.
- Căn cứ Điều 6 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:
Nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí và phân bố phát thải theo không gian từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe cộng đồng;
b) Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
c) Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia giải đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;
d) Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trườn không khí.
2. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Mục tiêu tông thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch;
b) Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi trường không khí.
Nhiệm vụ giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí:
Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 3 Điều này.
Quy chế, phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chứ có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm.
Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giảm sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các chượng trình, dư án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ giải pháp của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
2.3 Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
- Căn cứ khoản 4 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khú cấp tỉnh bao gồm:
a) Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;
b) Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
c) Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;
d) Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;
đ) Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;
e) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
g) Tổ chức thực hiện.
- Căn cứ Điều 8 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
Về đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương: hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị, nông thôn và các khu vực khác.
về đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí; thực trạng và hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang thực hiện; hiện trạng các chương trình, hệ thống quan trắc; tổng hợp, xác định, đánh giá các nguồn phát thải chính (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện); thực hiện kiểm kê các nguồn phát thải chính và mô hình hóa chất lượng môi trường không khí.
Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: nguyên nhân khách quan từ các yêu tố khí tượng, thời tiết, khí hậu theo mùa, các vấn đề ô nhiễm liên tỉnh, xuyên biên giới (nếu có); nguyên nhân chủ quan từ hoạt động phát triển kinh tế – xã hội làm phát sinh các nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện).
Về đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khú đến sức khỏe cộng đồng: thông tin, số liệu về số ca bệnh do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí (nếu có); kết quả đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân tại địa phương.
Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí: hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí, hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí ở địa phương.
Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Ủy ban nhân dâ cấp tỉnh tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.Thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Căn cứ Điều 10 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:
Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.
Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau:
a) Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
b) Hạn chế, phẩn luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ;
c) Tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học;
d) Tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên hít thở không khí mà không nhận ra sự quan trọng của nó cho sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đang đe dọa môi trường và sức khỏe con người.
Bảo vệ môi trường không khí không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức và chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chúng ta cần nhận thức và hành động để giảm thiểu ô nhiễm và tạo ra một môi trường sống lành mạnh hơn.
Bằng cách áp dụng những giải pháp này, chúng ta có thể tạo ra những tác động tích cực lớn hơn. Từ việc sử dụng phương tiện giao thông sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo, cho đến việc xây dựng không gian sống xanh và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, mỗi hành động nhỏ đều đóng góp vào bảo vệ môi trường không khí.
Việc bảo vệ môi trường không khí không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức cho sức khỏe của chúng ta, mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của hành tinh. Một môi trường không khí trong lành mang lại không chỉ sức khỏe tốt hơn cho cả con người và hệ sinh thái, mà còn tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho tất cả các loài và hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội.
Hãy nhớ rằng mỗi người chúng ta đều có vai trò quan trọng trong việc thay đổi và tạo ra sự thay đổi tích cực. Việc bảo vệ môi trường không khí là một cuộc hành trình liên tục và chúng ta cần phải tiếp tục học hỏi, cập nhật và lan tỏa những ý tưởng tốt đẹp cho cộng đồng.
Công ty TNHH xây dựng và Phát triển tài nguyên Môi trường Thành Công
Địa chỉ: SN 62 Tây Trà, Trần Phú, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội
Hotline1: Ms Phương- 0946 966 029
Hotline 2: Mr Công – 0946.264.288
Website: chongthamdanosa.com