XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CẤP GPMT 2020

XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CẤP GPMT 2020
Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Luật BVMT năm 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định 4 trường hợp liên quan đến ĐTM và cấp GPMT như sau:

XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CẤP GPMT 2020
Giấy Phép Môi Trường
  1. Trường hợp 1: Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và cấp GPMT (gọi tắt là “có ĐTM-có GPMT”).
  2. Trường hợp 2: Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và không thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “có ĐTM-không GPMT”).
  3. Trường hợp 3: Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “không ĐTM-có GPMT”).
  4. Trường hợp 4: Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và không thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “không ĐTM-không GPMT”).

+ Điều 39, Luật BVMT năm 2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm: 

+ Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức;

+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực; Đối với các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn GPMT.

+ Điều 41, Luật BVMT năm 2020 quy định thẩm quyền cấp GPMT như sau:

  • Bộ TN&MT cấp GPMT đối với các dự án đầu tư Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
  • UBND cấp tỉnh cấp GPMT đối với Dự án đầu tư nhóm II, Dự án đầu tư nhóm III nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT 2020 đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.
  • UBND cấp huyện cấp GPMT đối với các dự án nhóm III và các cơ sở có quy mô, công suất tương đương (trừ trường thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND tỉnh).

+ Khoản 2, Điều 42 của Luật BVMT năm 2020 quy định thời điểm cấp GPMT như sau:

  • Trước khi vận hành thử nghiệm đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải có GPMT (Trường hợp 1 “Có ĐTM-có GPMT”).
  • Đối với trường hợp 3 “Không ĐTM-có GPMT”, GPMT được cấp trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
  • Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí;
  • Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
  • Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng; Cấp giấy phép nhận chìm ở biển; quyết định giao khu vực biển; Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng nêu trên.
  • Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có GPMT trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động (gọi tắt là các cơ sở đang hoạt động) trước ngày Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp GPMT sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp GPMT trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật BVMT năm 2020.
  • Các cơ sở đang hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có GPMT trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT thành phần.
  • GPMT thành phần được tiếp tục sử dụng như GPMT đến hết thời hạn của GPMT thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp GPMT thành phần không xác định thời hạn. Trường hợp dự án đầu tư hoặc các cơ sở đang hoạt động được thực hiện theo nhiều giai đoạn, có nhiều công trình, hạng mục công trình thì GPMT có thể cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải. GPMT được cấp sau sẽ tích hợp nội dung GPMT được cấp trước vẫn còn hiệu lực.

-Theo: PGS.TS. Phùng Chí Sỹ / Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 3/2022).

 

XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CẤP GPMT
Logo C.TY Thành Công

Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Tài nguyên Môi trường Thành Công

Địa chỉ: SN 62 Tây Trà, Trần Phú, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội

Hotline: 0946.966.029

Website: chongthamdanosa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo